Tháng 8 sẽ có 20 đầu sách thuộc Đề án “Xây dựng tủ sách dành cho CB CĐ cấp trên cơ sở” ra đời, do NXB Lao Động làm chủ đề tài và thực hiện, được Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phê duyệt.
Khá nhiều nơi “đặt hàng” sách, nhất là địa phương có nhiều KCN-KCX. Tuy nhiên, để sách thực sự trở thành công cụ hỗ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động CĐ thì còn nhiều vấn đề phải bàn. Trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động, ông Lê Huy Hoà - Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Lao Động - cho biết:
- NXB LĐ đã hoàn thành 50% số lượng đầu sách giai đoạn 1 của đề án, gồm đặt hàng, biên tập và ấn hành 20 đầu sách dành cho đối tượng là CBCĐ cấp trên cơ sở. Trong đó khoảng 60% là sách nghiệp vụ công tác CĐ và kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến CNLĐ như “120 tình huống pháp luật về BHXH-BHYT”, “Hỏi đáp pháp luật về ký kết, thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT”... Số còn lại là sách về giáo dục truyền thống GCCN, tổ chức CĐ và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những tác phẩm văn học như “Người thủy thủ năm ấy” (viết về đồng chí Tôn Đức Thắng), “Những chặng đường nóng bỏng” (tập hồi ký của đồng chí Hoàng Quốc Việt).
Do nhu cầu của cơ sở nên in đến đâu NXB chuyển cho họ đến đấy, trước mắt là LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, CĐ Than Khoáng sản VN, CĐ NNPTNTVN... Nhiều LĐLĐ địa phương, CĐ ngành T.Ư đã đăng ký mua sách theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐVN. Có nơi như Bắc Giang, LĐLĐ tỉnh hướng dẫn LĐLĐ các huyện, thị, TP; CĐ GD các huyện, thị, TP; các CĐCS đơn vị trực thuộc xây dựng tủ sách dành cho CB CĐ cấp trên cơ sở với nội dung căn cứ điều kiện thực tế, lập danh mục sách cần thiết để mua phục vụ nhu cầu tìm hiểu của CB, đoàn viên CĐ.
Trong buổi nói chuyện với CB CĐVN, TS.Dieter Eich - Giám đốc điều hành viện đào tạo, Liên hiệp CĐ Đức - cho biết, để vận động NLĐ gia nhập CĐ, CĐ Đức phải đổi cách làm: Xuống cơ sở lắng nghe người ta muốn gì rồi mới xây dựng chương trình hoạt động, thay vì xây dựng rồi lấy ý kiến như trước đây. Sách hướng dẫn hoạt động CĐ của NXB đáp ứng nhu cầu của cơ sở như thế nào, thưa ông?
- Trước khi thực hiện đề án, NXB đã cử CB xuống cơ sở nắm bắt nhu cầu của từng loại hình. Chính điều này tạo nên sự khác biệt giữa các đầu sách thuộc đề án với các cuốn sổ tay pháp luật thuộc diện cấp phát trước đây.
Sách của đề án cung cấp kiến thức, kỹ năng và đưa ra tình huống, cách giải quyết tình huống cụ thể. Ví dụ, đối với kỹ năng phát triển đoàn viên, sách đưa ra một số khuyến cáo như không thể tiếp tục dùng phương pháp truyền thống mà nên dùng kỹ thuật vận động “Tức giận, hy vọng và hành động” với những phân tích cụ thể. Hay như cuốn “Kỹ năng ký kết HĐLĐ” ngoài phần quy định của luật còn có một số tình huống về HĐLĐ dưới dạng hỏi, trả lời... Trong khi đó, các cuốn sổ tay pháp luật trước đây chỉ đơn thuần cung cấp một số nội dung cần “phổ biến” của pháp luật, dưới dạng rút gọn.
Từ sự khác nhau này, nhiều cơ sở kiến nghị đối với dạng sách cung cấp kiến thức, kỹ năng hoạt động thì nên đưa về tập trung một đầu mối là Hội đồng chỉ đạo XB sách dành cho CĐ cấp trên cơ sở (hội đồng do TS Hoàng Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm chủ tịch). Hội đồng sẽ đặt hàng các tác giả, các ban của Tổng LĐLĐVN tham gia biên soạn, tránh lãng phí như hiện nay, cùng đề tài mà có tới hai, ba đầu sách, nội dung lại trùng lặp. Tất nhiên, nếu có quyền lựa chọn, cơ sở sẽ lựa chọn loại sách cung cấp kiến thức, kỹ năng, cách xử lý tình huống vì nó thực sự có ích cho hoạt động của CBCĐ.
Thưa ông, vấn đề kinh phí mua sách, quản lý và sử dụng sách được các địa phương thực hiện như thế nào để sách đến tận tay CBCĐ, đoàn viên CĐ?
-Nhiều nơi như Đồng Nai, Cần Thơ, Quảng Nam, Đà Nẵng, ngành NNPTNTVN, Than - Khoáng sản, CĐ Viên chức VN..., nhất là những nơi có nhiều KCN-KCX đã gửi nhu cầu nội dung sách cần thiết về cho NXB. Hội đồng và NXB đánh giá rất cao những phản hồi này vì đó sẽ là cơ sở để đề án tiếp tục phát triển. Qua đó, NXB Lao Động - cơ quan XB của hệ thống cũng chứng tỏ năng lực chuyên môn của mình trong quá trình đồng hành với sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng hoạt động của tổ chức CĐ.
Song qua thực tế, các đơn vị mong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN có sự chỉ đạo cụ thể về mức trích kinh phí hằng năm (chứ không chung chung “trích kinh phí hợp lý để mua sách” như hướng dẫn 567/TLĐ) vì đầu sách thuộc đề án đều mang tính giáo dục, đào tạo nâng cao kiến thức cho CBCĐ. Hơn nữa cần có định hướng quản lý và sử dụng để sách đến đúng tay đối tượng cần đọc. Như vậy tủ sách mới thực sự phát huy hiệu quả. Chúng tôi hy vọng từ giai đoạn 2 của đề án, sự phối hợp giữa NXB và LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư, TCty trực thuộc... sẽ hiệu quả thiết thực hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Demo tin tức - Đồng chí Phạm Thế Duyệt: Hành trình từ người thợ lò đến lãnh đạo cao cấp của Đảng
Với tựa đề giản dị, ngôn từ gần gũi, cuốn sách “Phạm Thế Duyệt - Người thợ lò ngày ấy” lôi cuốn người đọc bởi hành trình vươn lên, tận hiến của chàng kỹ sư mỏ, sau này trở thành người lãnh đạo dám nói, dám làm.
Demo tin tức - Nhà xuất bản Lao Động: 65 năm đồng hành cùng đất nước
Sau ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa đầy hai tháng, ngày 1-11-1945, Hội nghị Ban chấp hành Hội Công nhân cứu quốc Việt Nam - tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay - đã quyết định thành lập Nhà xuất bản (NXB) Lao Động.
DANH MỤC TỦ SÁCH CÔNG ĐOÀN
Danh mục tủ sách dành cho công đoàn cơ sở